Trải nghiệm Acer Swift Lite 14 AI: nhẹ 1.27kg, pin gần 6 tiếng

Thuật ngữ AI PC hay laptop AI được nhắc đến nhiều từ đầu năm đến giờ, nhưng mỗi khi nghĩ đến laptop AI, nhiều người sẽ nghĩ rằng đó là những chiếc laptop có mức giá cao, nhưng thực tế, laptop AI đến bây giờ có thể dễ tiếp cận với nhiều người hơn. Với mẫu Swift Lite 14 mình đã trải nghiệm trong 1 tuần qua, 19 triệu đồng để bạn có thể sở hữu laptop AI là hoàn toàn khả thi.

Acer Swift Lite 14 trong tầm giá dưới 20 triệu đồng, bạn sẽ có một chiếc laptop nặng 1.27kg, hoàn thiện khá tốt, sở hữu nền tảng Intel Meteor Lake Core Ultra 5 125U, 16GB RAM DDR5 và 512GB SSD có thể nâng cấp. Quan trọng hơn, nền tảng Intel Core Ultra 5 125U mới ra mắt hồi đầu năm vẫn đáp ứng tốt các nhu cầu văn phòng, học tập của học sinh sinh viên, bổ sung thêm NPU để chạy một số các tác vụ thay cho CPU và GPU.

trainghiem-Acer-swift-lite-14-tinhte-pnghuy-13.jpg

Ở năm 2024, mình không nghĩ sẽ tìm được một chiếc laptop có thể nâng cấp RAM dễ và nhanh đến thế, bạn có thể truy cập vào khe SO-DIMM để nâng cấp RAM mà không cần mở toàn bộ mặt D. Khả năng nâng cấp RAM tối đa đối với chiếc laptop này là 32GB DDR5.

SSD cũng tương tự, bạn có thể nâng cấp tối đa 2TB, còn trong máy đang gắn sẵn 1 ổ của Forese 512GB PCIe 4×4. Khả năng nâng cấp dồi dào trong phân khúc này giúp cho người dùng có nhu cầu mở rộng về sau, đảm bảo được vấn đề sử dụng về lâu dài.

trainghiem-Acer-swift-lite-14-tinhte-pnghuy-25.jpg

Trọng lượng của Swift Lite 14 chỉ là 1.27kg, con số này là vừa đủ cho người dùng có thể mang nó đi khắp nơi một cách dễ dàng, cộng với thân hình nhỏ gọn của một chiếc laptop 14-inch, nó lại có tính di động cao hơn.
trainghiem-Acer-swift-lite-14-tinhte-pnghuy-01.jpg
Mặc dù chưa phải chiếc laptop 14-inch nhẹ nhất, mỏng nhất, nhưng nhìn tổng thể Swift Lite 14 cũng không quá cồng kềnh. Mình mang chiếc laptop này đi làm trong 1 tuần vừa qua, dù trong balo của mình còn có thêm một chiếc laptop nữa (balo mình 20L), nhưng việc mang thêm Swift Lite 14 từ nhà lên công ty cũng không phải là điều gì khó khăn.

Việc một chiếc laptop mỏng và nhẹ (nhẹ thường sẽ ưu tiên hơn) sẽ giúp cho các bạn làm các công việc hay phải đi ra ngoài sẽ thích hơn, vì không phải mang laptop nặng. Đôi khi, bạn chỉ cần mang chiếc laptop đi gặp khách hàng, đối tác bên ngoài vài tiếng thì không phải vấn đề với Swift Lite 14.

Kế đến là cổng kết nối trên Swift Lite 14 đầy đủ từ USB-C, USB-A, HDMI 1.4, jack 3.5mm, khe thẻ microSD và khoá Kensington. Hơi đáng tiếc thì chúng ta không có giao thức Thunderbolt 4, tuy vậy cổng USB-C có tích hợp DP Alt Mode, Power Delivery và truyền dữ liệu với tốc độ tối đa 10Gbps, bạn có thể cần 1 sợi cáp USB-C để vừa sạc cho laptop, vừa sạc cho điện thoại và các thiết bị sử dụng cổng USB-C khác, tiện lợi hơn một số mẫu laptop sử dụng chuẩn sạc riêng.
trainghiem-Acer-swift-lite-14-tinhte-pnghuy-16.jpg
Bản lề mở rộng 180 độ, khá chắc chắn và bạn có thể mở máy bằng 1 tay.
trainghiem-Acer-swift-lite-14-tinhte-pnghuy-14.jpg
Webcam FHD gần như là tốt nhất trong phân khúc phổ thông.

Bàn phím của Swift Lite 14 có layout tiêu chuẩn của một chiếc laptop 14-inch, hành trình không quá sâu, cảm giác gõ ở mức ổn, phím khá nảy và kiểu hoàn thiện keycap dạng sần, mình không rõ sử dụng sau một thời gian nó có bị bong tróc hay không.
trainghiem-Acer-swift-lite-14-tinhte-pnghuy-20.jpg
Touchpad của Swift Lite 14 phủ nhựa, diện tích không quá lớn, khả năng tracking khá tốt nhưng phủ nhựa sẽ làm tay bị rít khi di chuyển, bù lại phím chuột trái/phải bấm nhẹ nhàng, có tiếng click khá vui tai.

trainghiem-Acer-swift-lite-14-tinhte-pnghuy-09.jpg

Tấm nền của Acer Swift Lite 14 mình không tìm được tên nhà cung cấp, đây là tấm nền IPS 14-inch có độ bao phủ dài màu NTSC là 45% (tương đương đâu đó khoảng 68% sRGB), độ sáng peak khoảng 380 nits, tỉ lệ 16:10.

Có lẽ tỉ lệ 16:10, độ sáng 380 nits là điểm sáng của màn hình này, về khả năng hiển thị thì nó hoàn toàn đủ cho nhu cầu làm việc liên quan đến văn bản, còn để làm việc với màu sắc hoặc duyệt thiết kế trên màn hình này sẽ không phù hợp cho lắm.

trainghiem-Acer-swift-lite-14-tinhte-pnghuy-08.jpg
Một điểm lưu ý nữa là mặc dù tấm nền IPS, có tấm phủ matte chống chói nhưng góc nhìn của màn hình này chưa thực sự tốt, nếu bạn nhìn ở một góc thấp gần 180 độ thì bạn sẽ thấy tấm nền này bị tối ở góc.

trainghiem-Acer-swift-lite-14-tinhte-pnghuy-22.jpg

Core Ultra 5 125U là mẫu CPU có 12 nhân, trong đó có 2 nhân P và 8 nhân E, đây là mẫu CPU thuộc dòng Meteor Lake, tức là thế hệ Core Ultra Series 1, ra mắt trên những mẫu laptop hồi đầu năm 2024.

Xung boost đa nhân tối đa của Core Ultra 5 125U (nhân P) là 2.2GHz, TDP dao động từ 15-31W, ổn định ở mức 20W. Ở hiệu năng đơn nhân, xung nhịp của nhân P có thể lên đến 4.3GHz, vì vậy hiệu năng của Core Ultra 5 125U thì nó vẫn đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng văn phòng, với các tác vụ liên quan đến bộ Office. Nếu cần có một hiệu suất tốt hơn, đặc biệt là nhu cầu đa nhiệm thì bạn có thể suy nghĩ đến việc nâng cấp RAM.
trainghiem-Acer-swift-lite-14-tinhte-pnghuy-18.jpg
Và cũng vì đây không phải là CPU hiệu năng cao, nên hệ thống quạt tản nhiệt 1 quạt của máy vẫn có thể hoạt động tốt, nhiệt độ CPU tối đa ghi nhận là 87 độ, độ ồn thì cũng không quá lớn, nhưng sẽ hiếm khi quạt phải quay với tốc độ tối đa, nó còn tuỳ thuộc vào tác vụ mà bạn sử dụng.

Viên pin dung lượng 58Whr của Swift Lite 14 có thể giúp cho chiếc máy này sử dụng gần 6 tiếng với các tác vụ văn phòng: soạn thảo văn bản, duyệt web, nhắn tin, độ sáng màn hình 75%.

trainghiem-Acer-swift-lite-14-tinhte-pnghuy-23.jpg

Quay lại với việc đề cập đến laptop AI ở đầu bài, đây là một cách gọi để chỉ những mẫu laptop có thêm thành phần thứ ba là NPU bên cạnh CPU và GPU, và những chiếc laptop như Acer Swift Lite 14 sẽ được gọi là laptop AI. Bên cạnh đó, trên máy còn có nút Copilot để gọi nhanh trợ lý AI của Windows, đó cũng là thêm một cách nhận biết được giữa laptop thế hệ cũ và laptop AI mới.
trainghiem-Acer-swift-lite-14-tinhte-pnghuy-05.jpg
Và với NPU, nó có thể xử lý các tác vụ mà trước đây CPU hay GPU buộc phải làm, từ đó, hai thành phần kia sẽ “rảnh” hơn để dồn hiệu năng cho các tác vụ khác của người dùng. Đơn cử như bộ Windows Studio Effects sẽ dùng NPU để xử lý khả năng auto framming, eye contact hay blur background.

Ngoài ra, một số phần mềm khác có thể tận dụng NPU trên Core Ultra để xử lý, như Audacity có thể tách lời và nhạc.

Riêng với Acer Swift Lite 14, đây là mẫu laptop hiếm hoi là “laptop AI” trong tầm giá dưới 20 triệu đồng, mang những tính năng mới của thế hệ laptop mới tiếp cận với nhiều người dùng hơn. Điểm mạnh của Swift Lite 14 có thể nói đến khả năng nâng cấp, trọng lượng nhẹ và thân hình gọn gàng, thời lượng pin cũng gọi là khá tốt bên cạnh hiệu suất văn phòng đáng tin cậy.

Sau cùng, khi nói về laptop của Acer thì không quên nhắc đến chương trình bảo hành 3S1 của hãng, bảo hành trong 72 tiếng kể cả thứ 7 và Chủ nhật. Ngoài ra, hiện tại Acer đang có chương trình Back to School, với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho những mẫu laptop của Acer.

Nguồn: Tinhte.vn