Tìm hiểu về các loại cổng kết nối Video phổ biến nhất hiện nay
NẾU BẠN CẦN MUA CÁP TÍN HIỆU VIDEO CLICK VÀO ĐÂY NHÉ
Điều này đặc biệt đúng với các thiết bị liên quan đến video. TV, màn hình hay các thiết bị ngoại vi cần đến nhiều loại cáp và cổng kết nối khác nhau để hoạt động chính xác. Vậy chúng khác biệt gì và bạn sẽ cần loại nào?
VGA là từ viết tắt của Video Graphics Array. Chuẩn kết nối này được IBM phát triển vào năm 1987. Nó là một trong những chuẩn kết nối video cũ nhất vẫn còn được sử dụng cho đến nay. Chuẩn này được sử dụng rộng rãi trên những chiếc card video, TV, màn hình máy tính hay laptop.
VGA có thể hỗ trợ tối đa độ phân giải 640×480px ở 16 bit, dù rằng bạn có thể nâng số lượng màu sắc lên 256 bit bằng cách giảm xuống 320x200px. Chế độ này được gọi là Mode 13h và thường được sử dụng khi khởi động máy tính vào chế độ Safe Mode. Mode 13h thường được sử dụng cho các video game trong những năm 1980.
VGA có khả năng truyền tính hiệu video RBGHV, bao gồm Red, Blue, Green, Horizontal Sync và Vertical Sync. Cổng kết nối VGA thường có màu xanh đặc trưng cùng với 2 phần vít ở 2 bên nhằm giữ chặt khi kết nối. Cổng này bao gồm 15 chân (pin), được sắp xếp thành 3 hàng 5 chân.
Nó dần lạc hậu hơn so với các chuẩn kết nối số như HDMI và DVI, nhưng vẫn còn rất phổ biến cho đến ngày nay.
RCA
RCA là một trong những loại dây cáp video dễ nhận biết nhất. Với các đầu cắm đỏ, trắng, vàng tương ứng để truyền tải âm thanh và video, chuẩn này được phát triển trong những năm 1990 và đầu các năm 2000. Nó cũng là chuẩn kết nối chính thức cho nhiều cỗ máy chơi game console, bao gồm cả Nintendo Wii. Cho đến hiện tại, hầu hết các TV cũng không còn hỗ trợ đầu vào RCA.
Cái tên của nó không đề cập đến công nghệ bên trong mà nhằm “tôn vinh” công ty đã phổ biến nó, đó là Radio Corporation of America. Hai đầu cắm đỏ và trắng sẽ truyền tải âm thanh, trong khi đầu màu vàng sẽ đảm nhiệm cho kênh video đơn tổng hợp.
Khi sử dụng cùng nhau, 3 sợi cáp này có thể truyền tải âm thanh stereo cùng video độ phân giải lên đến 480i hoặc 576i. Giống như VGA, sợi cáp RCA phổ biến một thời đã được thay thế bằng những chuẩn kết nối số như HDMI và HDMI.
DVI
Digital Visual Interface, viết tắt là DVI, được tung ra vào năm 1999 bởi Digital Display Working Group nhằm thay thế cho VGA. Chuẩn kết nối DVI có thể truyền tải video số không nén ở 1 trong 3 chế độ khác nhau:
– DVI-I (Integrated) là sự kết hợp giữa số và analog trong cùng một đầu cắm.
– DVI-D (Digital) chỉ hỗ trợ tín hiệu số.
– DVI-A (Analog) chỉ hỗ trợ analog.
DVI-I và DVI-D có thể nằm trong dạng single-link (liên kết đơn) hoặc dual-link (liên kết kép). Single-link có thể hỗ trợ 1920×1200px 60Hz, trong khi bổ sung một truyền tải số thứ hai cho dual-link sẽ tăng độ phân giải tối đa có thể xử lý lên 2560x1600px 60Hz.
Để ngăn chặn việc tiếp tục sử dụng các thiết bị VGA lỗi thời, DVI cũng được phát triển để hỗ trợ kết nối analog bằng chế độ DVI-A. Điều đó đồng nghĩa rằng các kết nối và thiết bị DVI có thể tương thích ngược với kết nối VGA.
Chuẩn kết nối phổ biến số phổ biến nhất ở hiện tại đó chính là High Definition Media Input, viết tắt là HDMI. Giao thức độc quyền này được tạo ra bởi một nhóm công ty điện tử, trong đó có Sony, Sanyo và Toshiba. Chuẩn HDMI có thể truyền tải video và âm thanh không nén đến màn hình máy tính, TV, DVD hoặc đầu phát Blu-ray.
Chuẩn HDMI đã được nâng cấp rất nhiều với những cải thiện về công nghệ. Gần đây nhất là HDMI 2.1, được ra mắt vào 2017. Trong số những thay đổi về kỹ thuật khác, bản cập nhật này cải thiện sự hỗ trợ cho độ phân giải 4K và 8K cũng như nâng băng thông HDMI lên đến 48Gbit/s.
Điều quan trọng, chuẩn HDMI đều có thể tương thích ngược, thế nên, bạn có thể sử dụng một sợi cáp với những tính năng mới nhất trên các thiết bị cũ. Điều đó cũng đúng khi áp dụng ngược lại, tức bạn có thể sử dụng một sợi dây cáp chuẩn cũ trên những thiết bị HDMI 2.1. Điều này cực kỳ hữu ích cho chúng ta.
HDMI sử dụng chuẩn định dạng video tương tự như DVI, thế nên, cả 2 đều tương thích với nhau thông qua bộ chuyển đổi. Vì không cần chuyển đổi tín hiệu, thế nên, chất lượng sẽ không bị giảm. Dẫu vậy, DVI lại không hỗ trợ âm thanh như HDMI.
Có 3 cổng kết nối HDMI thường được sử dụng. Type-A là cổng kết nối HDMI với kích thước ban đầu, được sử dụng trên TV và những thiết bị rạp hát tại gia. Mini-HDMI (Type C) thường được sử dụng trên laptop và tablet, trong khi Micro-HDMI (Type D) hầu hết lại được đưa lên những thiết bị di động.
DisplayPort là một giao thức hiển thị số được phát triển bởi Video Electronics Standards Association (VESA). DisplayPort có thể truyền tải âm thanh và video số, chức năng tương tự như HDMI. Kể từ DisplayPort 2.0, chuẩn kết nối này hỗ trợ độ phân giải tối đa lên 8K, High Dynamic Range (HDR) ở độ phân giải cao hơn và cải thiện khả năng đa màn hình.
Tuy nhiên, HDMI và DisplayPort được thiết kế cho các thị trường khác nhau. Trong khi HDMI được sử dụng chính cho hệ thống giải trí gia đình, thì DisplayPort lại được thiết kế để kết nối nhiều thiết bị tính toán với màn hình.
Do có chức năng của chúng tương tự nhau, bạn có thể kết nối những thiết bị HDMI và DisplayPort với nhau bằng bộ chuyển đổi Dual-Mode DisplayPort. DisplayPort hoạt động bằng cách truyền tải những gói dữ liệu, thường được sử dụng nhiều trong các chuẩn kết nối Ethernet và USB. Do đó, nó hợp lý để sử dụng cho máy tính hơn là giải trí gia đình.
Thunderbolt
Thunderbolt là giao thức thường được tìm thấy trên những chiếc máy tính Apple, iMac và MacBook. Intel đã phát triển chuẩn này, với sự hỗ trợ từ Apple, như một phương tiện để kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính.
Kết nối này được ra mắt vào hồi 2011 trên MacBook Pro và vẫn phổ biến trên những cỗ máy của Táo khuyết. Tương tự như những kết nối video khác, các sợi cáp Thunderbolt tích hợp nhiều công nghệ khác vào một thiết bị duy nhất.
Chuẩn kết nối này kết hợp PCI Express cùng với DisplayPort, nhưng cũng cung cấp nguồn cấp DC, giúp có thể kết nối tối đa 6 thiết bị trên 1 sợi dây cáp duy nhất. Mọi thứ trở nên phức tạp hơn khi Thunderbolt và USB Type-C lại có chức năng tương tự nhau. Thực tế, Thunderbolt đã được tích hợp vào các chuẩn USB trong những năm qua.
Với sự ra đời của Thunderbolt 3, tất cả các sợi cáp Thunderbolt đều có chung cổng kết nối USB Type-C. Điều này đồng nghĩa bằng bạn có thể sử dụng sợi cáp USB-C rẻ hơn cho những cổng và thiết bị Thunderbolt. Tuy nhiên, hiệu năng sẽ bị giới hạn do cáp USB-C không hỗ trợ tốc độ dữ liệu hay năng lượng tương đương.
Chuẩn nào phù hợp với nhu cầu của bạn
Khi một công nghệ mới được tung ra thị trường, các nhà sản xuất cạnh tranh để biến phiên bản của họ trở thành tiêu chuẩn toàn cầu. Đó là lý do tại sao có rất nhiều loại kết nối video đang được sử dụng ở hiện tại.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn hóa chúng là có thể. Vào giữa những năm 2000, mỗi chiếc điện thoại động đều đi kèm một bộ sạc độc quyền. Ngày nay, hầu như mọi chiếc smartphone giờ đây đều được sạc thông qua cổng microUSB hoặc USB-C.
Điều tương tự cũng đúng với các chuẩn video, trong đó, HDMI đã trở thành kết nối phổ biến nhất.
Nguồn: VN Review
Từ khóa: garena, máy tính chơi liên minh, PUBG, laptop phong vu, liên quân mobile, chuot, laptop dalat, PC Build Time Lapse, chuot choi game, may tinh da lat, Case Mod, ban phim, phong vu da lat\, ban game da lat, laptop, phong vu, Gigabyte, logitech, pc da lat, Asrock, gaming gear, pc gaming, ryzen, Corsair, tai nghe, bàn phím chơi game, AMD, Custom water colling, build pc, tai nghe gaming, intel, ghe game da lat, asus, đà lạt, msi, tin công nghệ