Ryzen 5 1600X: Mãnh hổ phân khúc tầm trung

Ryzen 5 series: Định nghĩa lại phân phúc trung cấp

Suốt những năm qua thì người dùng phân khúc tầm trung chưa hề được nâng cấp một cách đúng nghĩa. Ryzen 5 ra mắt đem đến sự nâng cấp một cách mạnh mẽ. Với Ryzen 5 1600X và Ryzen 5 1600, người dùng lần đầu tiên đã được tiếp cận được một CPU 6 nhân 12 luồng hiệu năng cao. Với Ryzen 5 1500X và Ryzen 5 1400 người dùng đã được tiếp cận với CPU 4 nhân 8 luồng với khả năng ép xung ở mức giá không thể tốt hơn.

Với sự ra mắt của Ryzen 5, máy tính để bàn đã được nâng cấp, định nghĩa lại và đem lại một sự hứng khởi mới.

Ở bài viết này mình sẽ tập trung vào đánh giá chi tiết về Ryzen 5 1600X. Liệu với 6 nhân, 12 luồng thì Ryzen 5 1600X liệu có làm được điều như đàn anh của mình là Ryzen 7 làm được là đem đến sự vượt trội trong khả năng tính toán với những bộ xử lý trong tầm giá hay không.

Sample mình nhận được gồm 2 con CPU Ryzen 5 1600X và Ryzen 5 1500X. Nhưng bài này dành riêng cho Ryzen 5 1600X

Nghía qua con CPU cái nào

Thử nghiệm

Cấu hình thử nghiệm

AIDA64

Memory benchmark: Cùng sử dụng DDR4-2133Mhz, nhưng ở phần benchmark bộ nhớ RAM, chúng ta có thể thấy băng thông bộ nhớ ram của Ryzen 5 là vượt trội nhưng lại thua khá xa ở phần độ trễ. Như vậy Ryzen 5 có thể sẽ gặp bất lợi ở những phần mềm mà độ trễ là quan trọng như game.

Cache L1 Ryzen 5 cũng cho tốc độ cao nhưng không bằng i5-7600. Cache L2 và L3 lại cho thấy điều ngược lại, Cache L2 của Ryzen có tốc độ gần bằng Cache L1 và Cache L3 có tốc độ cao hơn i5-7600 từ 44% đến 97%. Đặc biệt, độ trễ cache L3 của Ryzen cũng thấp hơn đáng kể so với i5-7600.

Như vậy dù thất thế hơn ở tốc độ cache L1 nhưng Cache L2 và Cache L3 mang đến tốc độ vượt trội hơn đáng kể.

So sánh với i7-5820K cũng vốn là 1 vi xử lý 6 nhân thì cũng cho kết quả tương tự, Ryzen 5 thất thế ở Memory test vì i7-5820K sử dụng Quad Channel cũng như Cache L1 nhưng Cache L2, L3 thì Ryzen 5 nhanh hơn rất nhiều.

Qua đến các benchmark CPU của AIDA64 thì chúng ta thấy i5-7600 không phải là đối thủ xứng tầm với Ryzen 5 1600X. Ngay cả với i7-5820K thì Ryzen 5 1600X cũng chỉ để thua 1 phép thử CPU Photowoxx vốn phụ thuộc vào băng thông ram. Nhưng qua phần FPU thì chúng ta thấy điểm yếu AVX2 lộ ra rõ ràng. Ryzen 5 1600X thua một chút với i5-7600. Nhưng các bạn đừng lo, hiện nay các phần mềm sử dụng AVX2 rất ít và nếu có dùng thì cũng chỉ dùng rất ít nên hiệu năng Ryzen cũng vẫn được đảm bảo.

Ứng dụng nén và giải nén file

7Zip là một ứng dụng rất “khát” nhân xử lý cũng như băng thông ram, Ryzen 5 1600X có thể đánh bại được i7-5820K thì i5-7600 hoàn toàn không có phải là đối thủ. Qua đến Winrar chúng ta có thể thấy là i5-7600 tiếp tục thua khá xa Ryzen 5 1600X vốn có tới 6 nhân 12 luồng nhưng Winrar lại dùng RAM rất nhiều nên lợi thế nghiêng hẳn về cho i7-5820K vốn có băng thông ram cực lớn nhờ vào Quad Channel.

Ứng dụng dựng hình, render:

Ryzen 5 1600X rất mạnh ở khoản render. Ryzen 5 1600X hoàn toàn đánh bại i7-5820K ở tất cả phép thử và chỉ chịu thua điểm số đơn nhân so với i5-7600.

Các ứng dụng benchmark khác:

Chúng ta vẫn thấy 1 Ryzen 5 đầy sức mạnh ở khoản encoding x264 và x265 đánh bại hoàn toàn i7-5820K, thua tầm 15% so với i5-7600 ở Geekbench 4 đơn nhân nhưng lại vượt lên xa ở Geekbench 4 đa nhân. Khả năng tính toán của Ryzen càng được khẳng định ở Wprime khi bỏ khá xa các đối thủ của mình.

Game: 

5% Error? Nếu trong 5% chênh lệch trong game thì bạn rất khó nhận ra và thường mỗi lần chạy game đều có thể ra một kết quả khác sai số trong 5%. Vì thế mình để sẵn để các bạn có thể tập trung vào những phép thử có độ chênh lệch lớn hơn 5% để đưa ra những nhận xét khách quan hơn.

Các bạn có thể thấy rằng đa phần các game hôm nay đưa ra để test thử thì chênh lệch là không nhiều, Ryzen 5 1600X chỉ gặp vấn đề trong game Grand Theft Auto V (CPU sử dụng trong game chỉ tầm 20-25% và game vẫn chạy rất mượt, chúng ta không thể đòi hỏi game đã 2 năm tuổi hơn tối ưu cho CPU hiện tại). Còn lại các game khác thì Ryzen 5 1600X không hề thua kém i5-7600. Nếu chỉ tính riêng game, không tính 3Dmark vốn Ryzen 5 có điểm Physic rất cao thì Ryzen 5 1600X còn tốt hơn i5-7600 tới 3.4%. Nhưng đây cũng nằm trong khoảng 5% sai số nên chúng ta có thể coi Ryzen 5 1600X chơi game tương đương i5-7600.

Tạm kết: Chúng ta thấy sức mạnh đáng nể của Ryzen 5 1600X, trong rất nhiều phép thử thì i7-5820K vốn có giá cao hơn rất nhiều cũng đã phải chào thua. Và game thì Ryzen 5 1600X cũng không hề gây thất vọng khi hoàn toàn có thể đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng. Chúng ta có thể mua Ryzen 5 1600X để làm việc và giải trí với mức giá / hiệu năng không thể tốt hơn. Ryzen 5 1600 series xứng đáng là sự lựa chọn tốt hơn nhiều so với i5 của Intel.

Xung nhịp RAM có ảnh hưởng hiệu năng

Mình nhận được thắc mắc rằng tốc độ ram ảnh hưởng tới Game trên Ryzen, thế còn ứng dụng thì thế nào? Nhân bài review Ryzen 5 1600X thì mình cũng test kỹ lại để trả lời câu hỏi này.

Chúng ta cùng điểm qua về băng thông bộ nhớ của Ryzen. Cache L3 sẽ tăng khi chúng ta thay đổi thông số ram mặc định, nhưng không thay đổi giữa các thông số. Băng thông bộ nhớ ở 3200Mhz tăng đến 44% so với mức mặc định.

Các kết quả kiểm tra với AIDA64 thì cho thấy chỉ trừ phép thử CPU Photoworxx là có tăng, còn tất cả phép thử còn lại không tăng.

Qua đến các phần mềm nén và giải nén file thì chúng ta thấy Winrar tăng theo xung nhịp ram rất tốt, còn 7zip không tăng mấy.

Sang đến các phần mềm render, chúng ta thấy rằng băng thông ram không ảnh hưởng đến các phần mềm render mấy.

Tương tự là các phần mềm encoder và benchmark khác. Hiệu năng tăng được khi tăng xung nhịp ram là không đáng kể.

Tạm kết: Nếu dùng để làm việc bạn không cần một kit ram “xịn” để tăng hiệu năng như với game.

Overclock

Với Ryzen 5 1600X và Crosshair VI Hero mình có thể đạt mức xung 4.15Ghz nhưng không ổn định. Mình phải giải xuống 4.05Ghz và DDR4-3244Mhz và đây là mức ổn định cao nhất mình đạt được với con CPU Sample mình cầm.

Ngoài ra mình cũng thử nghiệm luôn ở mức 3.8Ghz và DDR4-2933Mhz. Đây là mức cơ bản có thể dễ dàng đạt được với 1 kit ram tốt và 1 mainboard trung bình.

Phép thử memory cho thấy mức băng thông tăng là rất nhiều ở mức xung ram 2933 và 3200. Ở xung nhịp càng cao thì độ trễ cache L3 càng nhỏ.

Các phép thử AIDA64 cũng cho mức tăng tương ứng với mức xung nhịp gia tăng.

Với mức băng thông cao dần lên và xung nhịp cũng đươc tăng theo, hiệu năng Winrar cũng được cải thiện đáng kể. 7Zip cũng tăng theo % xung nhịp.

Các phần mềm render cũng có mức tăng đáng kể theo mức xung nhịp, lên tới 20% ở phần mềm Corona.

Phần mềm encoder được hưởng lợi rất nhiều từ xung nhịp gia tăng và băng thông ram.

Với game thì khá nhiều game hiện nay đã tận dụng được hoàn toàn sức mạnh CPU nên mức gia tăng theo xung nhịp là khá ít. Tuy nhiên một số game cũng cho mức tăng đáng kể như DOOM và GTA:V.

Overclock để tận dụng hoàn toàn hiệu năng tiềm ẩn trong CPU giúp ứng dụng và một vài game chạy nhanh hơn. Với Ryzen 5 1600X bạn có thể lên mức 4Ghz không khó khăn và mức tăng là cũng kha khá. Đáng để bạn thử.

Nhiệt độ và tiêu thụ điện

Ryzen 5 1600X kèm tản nhiệt Wraith Max chạy rất êm, mát mẻ và ổn định. Ép xung có thể đạt mức 4Ghz khá dễ dàng và hoàn toàn ổn định. Nhưng không biết AMD có ý định bán kèm Wraith Max kèm theo Ryzen 5 1600X trong tương lai hay không nhưng nếu có thì bạn nên mua vì Wraith Max có LED RGB rất đẹp và hiệu năng cũng rất tốt, bạn không phải đắn đo nhiều khi chọn tản nhiệt.
Về tiêu thụ điện thì có thể nói Ryzen 5 1600X sử dụng điện rất hiệu quả khi ngay cả chơi game nặng như Battlefield 1 thì Ryzen 5 1600X và AMD Radeon RX 480 8GB chỉ tiêu thụ đến 225Watt điện trung bình.

Dưới đây là kết quả chi tiết, nhiệt độ phòng ổn định ở 27 độ. Tiêu thụ điện được đo ở nguồn vào PSU.

KẾT LUẬN

Quá ngon cho 1 cuộc tình, chia tay intel và đến với em đỏ chân dài xinh pẹp =]]

NGUỒN: VOZ

Từ khóa: , , , , , ,