Những hiểu lầm về RAM – bộ nhớ trong

Trong những thành phần cơ bản của 1 hệ thống máy tính thì RAM đóng vai trò quan trọng, không chỉ đảm bảo cho hoạt động của máy mà còn góp phần tăng tốc tổng thể. RAM hay Random Access Memory – bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên – còn gọi là bộ nhớ trong, có nhiệm vụ ghi nhớ các phép tính trong khoảng thời gian giới hạn, cho phép vi xử lý chỉ cần truy xuất và lấy dữ liệu thay vì phải tính toán lại khi cần thiết. Hiện tại đang là thời của bộ nhớ trong thế hệ thứ 6, tuy nhiên vẫn còn đó những hiểu lầm về RAM, vậy chúng là gì?


Hồi xưa (cũng có thể là bây giờ vẫn còn), mỗi khi xin lời khuyên nâng cấp RAM thì chúng ta sẽ thấy những nội dung như mua thêm 1 thanh RAM cùng tốc độ, cùng dung lượng, tốt nhất là giống y thanh cũ để nâng cấp. Vậy phải chăng là gắn thanh RAM khác vô hệ thống thì máy không chạy hay sao?

Sự thật là bạn có thể gắn các thanh RAM khác loại trên cùng 1 hệ thống bình thường, từ khác biệt về dung lượng (lớn hay nhỏ hơn) tới khác về tốc độ (nhanh hay chậm) và cả khác thương hiệu cũng không sao hết. Dĩ nhiên, không sao nghĩa là hệ thống vẫn chạy được, nhưng tối ưu về hiệu năng thì không. Cấu tạo bên trong 1 thanh RAM gồm nhiều thành phần linh kiện, quan trọng là các chip nhớ, khi chúng ta kết hợp những thanh RAM không giống lại với nhau thì chắc chắc chúng khó có thể hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Kể cả khi bạn có mua 1 thanh RAM có vẻ như là giống với thanh hiện có (thương hiệu, dung lượng, tốc độ…) nhưng vẫn có khả năng chip nhớ trên đó không giống. Khi chip nhớ thay đổi thì chúng có thể hoạt động cùng tốc độ nhưng độ trễ sẽ khác chẳng hạn.

hieu-lam-ram-pc-1.jpg

Còn để thiết lập chạy kênh đôi (dual channel) thì kể cả là 2 thanh RAM khác nhau cũng làm được, đây gọi là chế độ linh hoạt (flex mode). Lúc này hệ thống sẽ thiết lập dual channel dựa trên thanh RAM thấp hơn, ví dụ gắn thêm 1 thanh 16 GB lên hệ thống có sẵn thanh 8 GB, máy sẽ chạy dual channel gồm thanh 8 GB cũ và phần 8 GB của thanh mới, với tốc độ bằng với tốc độ thấp hơn trong 2 thanh. Rồi phần 8 GB còn lại của thanh 16 GB sẽ hoạt động ở trạng thái single channel. Như vậy, dù hiệu năng không tối ưu nhưng ít ra nó vẫn nhanh hơn là 1 thanh 8 GB.

Trong trường hợp tốt nhất (và khả thi) thì chúng ta nên nâng cấp RAM với các thanh RAM giống nhau (hoặc bán thanh cũ và mua lại 1 kit mới) để có thể tận dụng được hiệu năng cao nhất.


Lời khuyên này thì dạo gần đây ít xuất hiện hơn (nhưng vẫn còn), đặc biệt đối với Macbook khi Apple cho rằng 8 GB là đủ (bằng với 16 GB trên hệ thống khác). Dĩ nhiên dung lượng đó có thể vừa đủ đáp ứng nhu cầu chạy các phần mềm cơ bản, nhưng không có nghĩa là nó không thể nhanh hơn khi nâng cấp thêm RAM.

8249413-DSC-9893.jpg

Hầu hết các phần mềm được lập trình sẽ yêu cầu 1 lượng RAM nhất định, thường là theo phần trăm của tổng dung lượng RAM hiện có. Điều này nhằm tránh trường hợp phần mềm chiếm dụng quá nhiều RAM nếu là con số cụ thể, còn % sẽ linh hoạt hơn. Khi RAM trống nhiều, phần mềm được phân bổ nhiều RAM hơn thì chúng ít nhiều sẽ xử lý dữ liệu nhanh hơn, nạp được nhiều thứ hơn vào bộ nhớ từ đó truy xuất ở tốc độ cao hơn là giữ trong ổ cứng.

Có thể chúng ta – những người dùng thông thường – chưa cần tới mức hàng trăm GB RAM, nhưng 1 hệ thống máy tính với cỡ 16 GB hay 32 GB RAM đã là con số phù hợp. Ít RAM hơn đồng nghĩa với việc máy tính chạy chậm hơn, lag hơn khi mở cùng lúc nhiều phần mềm, nhất là khi các trình duyệt rất thích RAM.


Không hẳn cứ bổ sung thêm dung lượng RAM là máy tính sẽ chạy nhanh hơn, điều đó có thể đúng nhưng không hẳn chính xác trong mọi trường hợp. Ngoài dung lượng, RAM còn có các thông số khác như tốc độ, độ trễ. Khi tốc độ RAM càng lớn, số chức năng nó có thể thực hiện được trong 1 giây càng nhiều, tuy nhiên vẫn cần phải phù hợp với khả năng hỗ trợ của bo mạch chủ. Còn độ trễ càng thấp cho thấy khả năng phản hồi của RAM càng nhanh. Độ trễ sẽ có ảnh hưởng tới tốc độ khung hình trong game.


Điều này chắc chắn là không đúng rồi, nhà sản xuất có bán cả 1 thanh RAM rời cũng như RAM theo bộ (kit), do đó bạn có thể gắn 1 thanh RAM cũng được, 2 thanh cũng được và 3 thanh cũng không sao hết. Các hệ thống máy tính đủ thông minh để nhận diện RAM được gắn và cho nó chạy ở chế độ linh hoạt nhằm tận dụng được thiết lập kênh đôi. Mức chi phí để sở hữu 1 thanh RAM đơn có dung lượng bằng tổng 2 thanh trong 1 kit sẽ thấp hơn, bù lại kit sẽ được đảm bảo về độ ổn định khi thiết lập dual channel, cho hiệu năng tốt hơn. Sự khác biệt về giá bán cũng dễ hiểu, dù là chung số lượng chip nhớ (giả sử cùng loại), sản xuất 2 thanh RAM theo kit sẽ tốn nhiều vật liệu và linh phụ kiện hơn, chưa kể tới chi phí đóng gói và vận chuyển.

8195562-so-sanh-fujitsu-uh-x-2022-2023-tinhte-33.jpg

Điều này có khi đúng và có khi sai, còn tùy thuộc vào dòng sản phẩm laptop. Thông thường các mẫu máy tính xách tay mỏng gọn thì nhà sản xuất sẽ hàn luôn chip nhớ lên mainboard, mục đích tiết kiệm không gian và làm mỏng phần thân máy. Thiết kế kiểu này khiến cho việc lựa chọn laptop cũng bao gồm luôn chọn mức dung lượng RAM, đồng thời không có khả năng nâng cấp. Còn ngược lại, với các mẫu laptop thông thường hoặc gaming, RAM vẫn sẽ được gắn thủ công bằng các khe trống SODIMM, vì vậy khả năng nâng cấp hoặc thay thế là bình thường. Khi chọn mua laptop, người dùng có thể đọc trước thông số kỹ thuật để biết liệu mẫu máy đó có khả năng nâng cấp RAM hay không.

Nguồn: Tinhte.vn