Đánh giá chi tiết laptop Dell Latitude 7400

Dell Latitude 7400 mới có nhiều thay đổi về vẻ ngoài so với diện mạo quen thuộc của dòng Latitude xưa nay. Dell đã chuyển sang kiểu thiết kế phổ thông hơn, khiến chiếc máy mỏng hơn trong khi vẫn đảm bảo được độ bền theo tiêu chuẩn MIL-STD 810G. Cấu hình máy cân bằng giữa hiệu năng và thời lượng sử dụng pin. Trang bị cổng Thunderbolt 3 sẽ mở ra nhiều khả năng hơn cho dòng máy này. Mời anh em xem qua:

Ở thế hệ Latitude 7400 này thì có vẻ như Dell đang muốn làm mới thiết kế của dòng Latitude trứ danh – một dòng máy được nhiều anh em làm văn phòng cũng như những người dùng doanh nhân và doanh nghiệp yêu thích bởi độ bền, độ ổn định và thiết kế thiên về tính tiện dụng trong khi cấu hình thì đủ xài.
https://phongvudalat.com/Content/uploads/2024/07/PXL_20240706_025554295.jpg
Latitude 7400 mới có vỏ nhôm phay xước, màu bạc, lịch sự theo phong cách doanh nghiệp. Dòng Latitude xưa kia thường có vỏ bằng hợp kim magnesium, toàn màu đen và việc chuyển sang vỏ nhôm khiến dòng máy này trông mới mẻ hơn.

https://phongvudalat.com/Content/uploads/2024/07/PXL_20240706_025650634.jpg

Tuy nhiên, Latitude 7400 mới cũng không còn nhiều điểm đặc trưng của Latitude nữa. Điển hình là bản lề thép nổi nhìn là biết Latitude giờ đây trở thành bản lề chìm, thiết kế tương tự như những chiếc MacBook hay những chiếc Ultrabook chạy Windows hiện tại. Thiết kế này có thể khiến những anh em là fan của Latitude chê nhưng thực tế nó giúp chiếc máy trở nên mỏng hơn đáng kể.

https://phongvudalat.com/Content/uploads/2024/07/PXL_20240706_025619930.jpg

Bản lề vẫn cho phép anh em mở màn hình ra một góc tối đa 180 độ – đây là yếu tố cần thiết đối với một chiếc máy hướng đến đối tượng người dùng văn phòng và doanh nghiệp. Góc mở phẳng cho phép người dùng chia sẻ màn hình với những người xung quanh thuận tiện hơn. Latitude 7400 mới dù có bản lề thiết kế khác nhưng vẫn cho góc mở này, rất đáng khen trong khi nhiều chiếc máy có bản lề ẩn chỉ cho góc mở tối đa khoảng 120 – 140 độ.

https://phongvudalat.com/Content/uploads/2024/07/PXL_20240706_025612509.jpg

Khi mở bản lề ra một góc trên 90 độ thì cạnh dưới của màn hình sẽ tì lên mặt bàn từ đó nâng thân máy lên, tạo độ nghiên thuận tiện để gõ phím cũng như để tăng khả năng tản nhiệt cho máy, y hệt như thiết kế bản lề nâng ErgoLift của ASUS hay bản lề Elevated Hinge trên dòng HP Envy. Dell không thường thiết kế laptop theo kiểu này nên mình thấy khá ngạc nhiên về diện mạo của Latitude 7400.

Tinhte_Dell_Latitude_7400 (12).jpg

Phần đáy của máy thiết kế dễ mở để có thể nâng cấp hay thay thế linh kiện, đây cũng là kiểu thiết kế đặc thù của dòng Latitude xưa nay. Chưa mở máy ra kiểm tra nhưng với những gì mò được bằng phần mềm thì chúng ta có thể nâng cấp SSD, RAM, card Wi-Fi.

Tinhte_Dell_Latitude_7400 (2).jpg

Các cổng kết nối trên Latitude 7400 mới khá đầy đủ với 2 x USB 3.1 Gen1 (USB-A) trong đó có một cổng hỗ trợ tính năng sạc pin khi nghỉ cho các thiết bị di động, 1 cổng HDMI, 1 cổng Thunderbolt 3 40 Gbps hỗ trợ các thiết bị ngoại vi băng thông lớn như hub, eGPU và cũng hỗ trợ luôn tính năng sạc PowerDelivery, khe thẻ microSD và jack âm thanh 3,5 mm. Ngoài ra Dell có cung cấp một số tùy chọn như khe SIM 4G LTE và khe SmartCard.

Tinhte_Dell_Latitude_7400 (17).jpg

Sạc theo máy vẫn là sạc bánh ú 65 W dùng đầu sạc tròn. Mình rất thích thiết kế cục sạc này bởi nó không chỉ nhỏ gọn mà còn có thể giúp quấn dây rất đẹp. Với công suất 65 W thì chúng ta có thể thay thế bằng các loại sạc USB-C khác, lỡ có quên cục sạc này thì vẫn có thể xài ké sạc của MacBook.

https://phongvudalat.com/Content/uploads/2024/07/PXL_20240706_025607677.jpg

Nội thất của Latitude 7400 mới có sự thay đổi lớn so với các thế hệ Latitude trước đó là phần viền màn hình đã trở nên mỏng hơn rất nhiều. Độ mỏng viền 2 bên khoảng 7 mm trong khi viền trên 10 mm vẫn khá mỏng chứa cụm webcam có cửa đóng mở – một tính năng đang dần trở nên phổ biến trên những chiếc laptop doanh nghiệp.

Tinhte_Dell_Latitude_7400 (7).jpg

Màn hình của Latitude 7400 rất đẹp và mình nghĩ nó giống màn hình của một chiếc laptop giải trí hơn là máy văn phòng. Kiểm tra nhanh thì màn hình máy dùng tấm nền của LG và Dell nói đây là một màn hình tiết kiệm điện năng, giúp kéo dài thời lượng pin. Màn hình có độ sáng khoảng 300 nit, tương phản cao và độ bao phủ dải màu cũng ở 98% sRGB. Do đó màn hình này không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu làm việc mà còn là giải trí với phim ảnh và thậm chí là có thể dùng để chỉnh sửa ảnh không chuyên. Kích thước màn hình là 14″, độ phân giải FHD. Dòng Latitude được đặt tên rất dễ phân biệt phiên bản, ví dụ 7400 tức Latitude 7000 series cao cấp nhất (thấp hơn là 5000 và 3000 series) trong khi số 4 tức 14″, ngoài ra còn có các phiên bản 13″ và 12,5″.

Tinhte_Dell_Latitude_7400 (14).jpg

2 loa được đặt dưới đáy máy và thực tế thì loa của Latitude chưa bao giờ hay. Hệ thống loa trên laptop doanh nghiệp vẫn thường thiên về âm thanh hội thoại nhiều hơn, thiếu bass nặng và treble cũng không cao. Nếu muốn giải trí thì tốt nhất anh em nên xài tai nghe.

Tinhte_Dell_Latitude_7400 (5).jpg

Bàn phím và bàn rê của Latitude 7400 không còn giống dòng Latitude xưa khi nút TrackStick – núm điều khiển chuột giống như TrackPoint trên ThinkPad cùng 3 phím chuột đi kèm đã không còn nữa. Nó như là một điểm nhận dạng của Latitude với chiếc núm xanh nhưng việc loại bỏ đi mình nghĩ là cần thiết bởi nó sẽ khiến nội thất máy trở nên thoáng hơn, layout bàn phím vẫn rộng rãi, cảm giác gõ và hành trình vẫn không khác mấy so với Latitude thế hệ trước. Bàn phím có đèn backlit với 2 mức sáng, ánh đèn không lọt ra ngoài nhiều, không gây chói khó chịu khi dùng ở điều kiện tối hoàn toàn.

Tinhte_Dell_Latitude_7400 (6).jpg

Phần bàn rê thì mình hơi tiếc tí bởi nó vẫn nhỏ so với thiết kế bàn rê của nhiều mẫu máy 14″ mỏng nhẹ hiện tại. Một phần là do Dell vẫn trang bị 2 phím chuột vật lý cho bàn rê, chiếm một phần diện tích bên dưới. Bề mặt bàn rê được phủ kính, mịn và cho cảm giác chạm, vuốt rất tốt. Bàn rê cũng hỗ trợ driver Microsoft Precision Touchpad nhằm mang lại tốc độ phản ứng nhanh hơn cũng như hỗ trợ các thao tác đa điểm của Windows 10.

Tinhte_Dell_Latitude_7400 (24).jpg

Nút nguồn cũng kiêm luôn cảm biến vân tay 1 chạm. Tốc độ nhận diện nhanh, chạm ở mọi tư thế và mình thích thiết kế cảm biến vân tay này bởi nó khônng nằm rời rạc một nơi như cảm biến vân tay trên nhiều dòng máy khác.

Tinhte_Dell_Latitude_7400 (20).jpg

Dell Latitude 7400 có cấu hình là:

  • CPU: Intel Core i5-8365U 4 nhân 8 luồng, xung 1,6 GHz – 4,1 GHz (đơn nhân)
  • GPU: Intel UHD Graphics 620;
  • RAM: 16 GB DDR4
  • SSD: 256 GB NVMe SSD;
  • Pin: 42 Whr;
  • OS: Windows 10.

Hiện tại Dell Latitude 7400 chip Intel Core i5-8365U có giá chỉ 7.900.000đ tại thời điểm 2024

Anh em quan tâm có thể click vào link sản phẩm bên dưới nha.
Link sản phẩm: https://phongvudalat.com/san-pham/dell-latitude-7400-carbon-usa-i5-8365u-16-256gb

Lưu ý: Tất cả những điểm số đánh giá trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Những thông số này có thể sẽ bị thay đổi tùy vào nhiều yếu tố như: điều kiện nhiệt độ, số ứng dụng đang chạy nền, mức pin hiện tại của máy,…

Rất cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết đánh giá của mình. À, nếu như các bạn quan tâm thì hiện tại nhiều dòng sản phẩm chính hãng khác của Dell đang được bán tại Laptop Phong Vũ Đà Lạt cùng nhiều ưu đãi cực tốt, mời bạn tham khảo nhé!

Từ khóa: , , ,